SALES LÀ AI?

Có thể nói, sales là một trong những ngành nghề rất đỗi quen thuộc trong đời sống thường nhật. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hoặc khái quát được Sales là gì, vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Sales là gì?

Nói đơn giản, nhân viên sales (nhân viên kinh doanh) là người đứng ra chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng để bán sản phẩm và dịch vụ công ty. Trong công việc bán hàng, họ thường chịu trách nhiệm tạo ra các khách hàng tiềm năng và đáp ứng các mục tiêu doanh số đã đề ra.

Hay để cắt nghĩa S.A.L.E một cách thú vị hơn, chúng ta có:

  • S – Smile: Mỉm cười với bất kỳ vị khách hàng nào.
  • A – Ask: Hãy hỏi han khách hàng thật tỉ mỉ về nhu cầu của họ, thu thập dữ liệu cần thiết để đề xuất giải pháp phù hợp.
  • L – Listen: Là lắng nghe một cách cẩn trọng. Dữ liệu bạn có được từ khách hàng là phần thô. Hãy lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của họ là gì.
  • E – Education: Cho khách hàng hiểu hơn về thị trường, về sản phẩm, về quy trình vận hành và về những quy chuẩn mà họ nên biết.
  • S – Selling: Bán được sản phẩm cho khách hàng.

Các kỹ năng và phẩm chất cần thiết của nhân viên sales là gì?

Một nhân viên sales đòi hỏi nhiều kỹ năng và phẩm chất khác nhau. Tùy vào từng tình huống mà từng khả năng riêng sẽ phát huy tác dụng. Dưới đây là một số kỹ năng và phẩm chất chính yếu mà một nhân viên sales phải có:

  • Khả năng giao tiếp và đàm phán lưu loát, mạch lạc.
  • Linh hoạt, nhạy bén trước mọi tình huống bất ngờ.
  • Nắm vững và tin tưởng vào các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cần bán.
  • Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao.
  • Luôn niềm nở và giữ nụ cười khi gặp khách hàng.
  • Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm để gợi ý giải pháp phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Nghề Sales làm gì?

   1. Nắm bắt sản phẩm:

Để nắm bắt sản phẩm Sales cần học, tìm hiểu trên các thông tin công ty đào tạo, và còn chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan trên sách báo, internet, các chuyên gia.

Từ đó phân tích, đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm và có kế hoạch bán hàng phù hợp cũng như tư vấn đến khách hàng.

     2. Hoạch địch kế hoạch, thực hiện kế hoạch bán hàng

Khi đã nắm bắt được sản phẩm Sales hiểu được rằng sản phẩm phù hợp cho đối tượng khách hàng là ai từ đó lên kế hoạch xoay quanh đối tượng đó sẽ hiệu quả tối ưu

Sales có thể lên kế hoạch bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Khách hàng là ai?

+ Nghề nghiệp

+ Ở đâu? Độ tuổi? Giới tính? Gia Đình …

  • Cách tiếp cận họ?

+ Địa điểm gặp trực tiếp?

+ Kết nối các mối quan hệ: Bạn bè, gia đình …

+ Trên Internet: Facebook, Website, trang đăng tin

+ Biển quảng cáo..

+ Tờ rơi…

  • Quản lý danh mục thời gian

+ Thời gian tìm kiếm khách hàng

+ Thời gian chăm sóc khách hàng

+ Thời gian chốt Deal

+ Thời gian xây dựng các mối quan hệ

+ Thời gian nâng cấp bản thân

    3. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kế hoạch giúp Sales quản lý tốt được thời gian, ngân sách để có hiệu, cùng với đó sẽ giúp quản lý về rủi ro trong quá trình thực hiện, cũng như thích ứng được tình hình hiện tại, có những thay đổi kịp thời.

   4. Nâng cấp bản thân

Sales là ngành nhiều cơ hội, và một trong những ngành kiếm thu nhập tốt nhất chính vì thế cũng là ngành đầy áp lực, có tính đào thải cao.

Nếu bạn không từng ngày cải thiện, đi quá chậm so với tiến độ phát triển của môi trường công việc, không nắm bắt những điều mới thì bạn sẽ bị áp lực rất lớn, và nó làm bạn nghẹt thở, bạn mất đi sự chủ động và bạn bị đào thải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *