Tính Kỷ luật là đức tính quan trọng để trở thành một người thành công. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít người thực hành tốt và thực sự chú tâm rèn luyện nó.
Kỷ luật chính là tự do – Steohen R. Covey
I – Kỷ Luật là gì? Tính Kính Luật là gì?
Kỷ luật là gì?
Tại các tổ chức, doanh nghiệp, kỷ luật là những quy định chung của tổ chức và các cá nhân trong tổ chức phải tuân thủ thực hiện nhằm tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và để công việc đạt kết quả và đảm bảo chất lượng
Với từng cá nhân: Kỷ luật là do chính bản thân bạn đặt ra để đi đúng hướng và phát triển bản thân đạt đến mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.
Kỷ luật là yếu tố cần thiết luôn ở quanh bạn dù bạn làm gì và ở đâu. Kỷ luật là nhân tố không thể thiểu làm nên sự thành công cho cá nhân hay doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể thành công nếu nhân viên cứ chậm deadline hay một cá nhân sẽ không bao đạt được mục tiêu nếu không hoàn thành các list To – Do.
Tính kỷ luật là gì?
Tính kỷ luật (self-discipline) chính là luôn đặt ra mục tiêu và kế hoạch rồi cố gắng hoàn thành và đạt được mục tiêu đó, không để cho cảm xúc, sự buông thả và sự lười biếng làm ảnh hướng. Người có tính kỷ luật là người quyết đoán, luôn đối mặt với khó khăn để giải quyết nó chứ không hề tránh né, hay bỏ cuộc giữa chừng.
Văn hóa kỷ luật ở công ty là sự nhất quán của những nhân viên thực hiện nội quy, quy định, có mục tiêu, có trách nhiệm và họ luôn cố gắng đảm bảo đạt mục tiêu với sự tự nguyện và tự do trong khuôn khổ.
Đây thực sự là một đức tính quan trọng cần có của mỗi cá nhân để mạng lại những lợi ích thiết thực trong công việc và học tập cho đến sức khỏe và cuộc sống.
II. Đặc điểm của kỷ luật?
Kỷ luật trong tổ chức, doanh nghiệp: Mỗi tổ chức, doanh nghiệp thì có văn hóa kỷ luật khác nhau tùy ngành nghề, tuy nhiên nhân viên cần làm theo quy định của công ty/doanh nghiệp trên tinh thần tự giác và đương nhiên là nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của công ty.
Kỷ luật đối với cá nhân là những yêu cầu có chính bản thân đặt ra và thực hiện theo. Các hành động để thể hiện tính kỷ luật có thể nhỏ như tập thể dục 30 phút mỗi ngày hoặc học tiếng Anh 1h/ngày,…và đây là các hoạt động với mục đích tốt, đem lại những mục tiêu lớn hơn cho cá nhân.
Tuy nhiên, dù cá nhân hay doanh nghiệp không nên áp dụng một cách máy móc hay quá cứng nhắc sẽ rất dễ chán nản và bỏ cuộc, mà nên thực hiện nó một cách sáng tạo và tự nguyện để đạt kết quả tốt nhất. Và để mọi người thực hiện nó một cách sẵn sàng và tự nguyện, mọi người nên hiểu rõ tại sao mọi người cần thực hiện nó và lợi ích đem lại là gì, đó sẽ là cách mà tính kỷ luật được rèn luyện.
III. Sức mạnh của kỷ luật
Những cá nhân có tính kỷ luật sẽ làm nên doanh nghiệp hóa văn hóa kỷ luật. Các doanh nghiệp, công ty, tổ chức có văn hóa kỷ luật làm nên một xã hội văn minh, tuần thủ pháp luật, sống và làm việc theo chuẩn mực và có trách nhiệm với chính bản thân và cộng đồng.
Và ngược lại, một cộng đồng, doanh nghiệp, tập thể kỷ luật hùng mạnh là nền tảng vững chắc cho sự phát triển thu hút nguồn lực trong tương lai.
Người có tính kỷ luật có thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào họ cảm thấy phù hợp và thực sự muốn dấn thân. Kỷ luật sẽ làm cho cá nhân trở nên tự tin, sống có trách nhiệm, hài lòng với bản thân và luôn hạnh phúc. Tính kỷ luật chính là yếu tố giúp bạn đạt được mục tiêu dù bạn không còn đam mê nhiều như khi mới bắt đầu và không chùn bước trước những cám giỗ và những khó khăn gặp phải.
Ngược lại, vô kỷ luật bạn sẽ khó có thể làm việc hiệu quả với những mục tiêu đã đề ra, sống một cách buông thả với những thói hư tật xấu. Như một kết quả tất yếu nếu không kỷ luật bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng, không đạt được những mục tiêu bạn mong muốn và dẫn đến không hài lòng với chính bản thân rồi ghen ghét đố kỵ với người khác. Không chỉ vậy, người không có tính kỷ luật rất dễ dẫn tới sức khỏe yếu, sức bền yếu hoặc béo phì,… và sức khỏe sẽ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và công việc.
Đúng như Stephen R. Covey từng nói “Kỷ luật là tự do”. Những người không không có tính kỷ luật sẽ là nô lệ của cảm xúc và dục vọng của chính mình mà khó thoát ra, để rồi không thể đạt được thành công như mình muốn. Nếu không chịu hy sinh một chút để rèn tính kỷ luật hiện tại thì càng về lâu về dài bạn sẽ càng khó để có tính kỷ luật và càng khó để đạt đến thành công.
IV. Làm thế nào để rèn tính kỷ luật?
Tính kỷ luật không tự nhiên sinh ra mà có được và cần có thời gian rèn luyện và trau dồi. Như bạn biết, người Nhật nổi tiếng với Đức Tính kỷ luật, nhưng không phải do gen của họ hay họ sinh ra đã có đức tính đó. Trên thực tế, những em bé ở Nhật được rèn luyện từ khi mới 2 tuổi. Vậy với chúng ta, làm thế nào để rèn tính kỷ luật?
1. Hiểu bản thân mình
Đầu tiên khi rèn luyện tính kỷ luật là bạn cần hiểu chính bản thân mình, những hành vi, giá trị và mục tiêu của bản là gì? Bạn cần thực sự nghiêm túc tìm hiểu bản thân để để có cho mình mục tiêu vững vàng và tại sao bạn cần đạt mục tiêu đó.
2. Nhận thức có ý thức
Khi đã có được cho mình mục tiêu rõ ràng cho bạn thân, vậy bạn hãy nghĩ xem mình cần làm gì để thực hiện mục tiêu đó, và thực hiện nó như thế nào? Hãy viết ra cho bản thân một kế hoạch chi tiết và bám theo kế hoạch sát nhất có thể.
Đương nhiên, trong cuộc sống có nhiều điều xảy ra sẽ phá vỡ kế hoạch của bạn, nhưng là một người rèn cho mình mình tính kỷ luật, hãy nhận thức đúng và đối diện với vấn đề. Cân nhắc một cách chính xác, có ý thức xem mình sẽ làm gì tiếp theo và hãy nhớ về kế hoạch và mục tiêu từ ban đầu của bạn.
3. Quyết tâm thực thi kỷ luật
Hãy cam kết với chính bản thân mình tuyệt đối hành động theo kỷ luật và kế hoạch đã đề ra, đừng để những cám dỗ, những cảm xúc nhất thời chi phối mình. Trong những lúc đó, hãy nghĩ xem nếu bạn không thực thi kỷ luật bạn sẽ hối hận như thế nào, thế bại như thế nào, để rồi quyết tâm thực hiện đúng kỷ luật.
4. Can đảm vì mục tiêu
Kỷ luật cần bạn thực hiện và rèn luyện trong thời gian dài do đó, cần bạn thực sự can đảm và đam mê để thực hiện nó. Xây dựng sự can đảm để đối mặt với những cám dỗ, những khó khăn và những mệt mỏi để hoàn thành mục tiêu và đạt được thành công bạn hằng mong muốn. Hãy tự tin là bạn là được và quyết tâm thực hiện được điều bạn mong muốn
Đến đây, chắc hẳn đã chứng minh cho bạn một điều kỷ luật không phải sự gò bó hay mất tự do. Kỷ luật thực sự là cánh cửa dẫn đến sự tự do và là người bạn đồng hành cùng bạn đạt được những thành công trong tương lai. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn và kỷ luật và sức mạnh của kỷ luật. Chúc bạn can đảm khi rèn luyện tính kỷ luật và đạt nhiều thành công nhờ đức tính này.