Việc làm telesale là một trong những ngành nghề hot nhất hiện tại với mức lương hấp dẫn cũng như nhu cầu tuyển dụng lớn. Tuy nhiên để trở thành một nhân viên telesale giỏi không phải dễ, hãy theo dõi để được bật mí những bí kíp trở thành bậc thầy trong lĩnh vực telesales nhé.
Tìm hiểu về công việc Telesales
-
Telesale là gì?
Telesale đang là một cách bán hàng phổ biến hiện nay khi mà cuộc sống của mỗi người trở nên quá bận rộn. Đây là phương pháp bán hàng thông qua điện thoại, người bán sẽ gọi điện cung cấp thông tin sản phẩm, tư vấn mặt hàng phù hợp cho khách hàng và chốt đơn ngay trên điện thoại.
Nhân viên telesale là người đảm nhận nhiệm vụ gọi điện, liên lạc cho khách hàng khi đã nắm được danh sách thông tin cơ bản của họ. Thế nên trước tiên, mỗi nhân viên telesale sẽ giống như một chiếc rada quét thông tin khách hàng, thu thập thông tin để lấy dữ liệu tiếp cận, chào hàng.
Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tìm nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng và duy trì mạng lưới khách hàng. Bộ phận này góp công lao to lớn cho chiến lược quảng bá thương hiệu cho công ty, doanh nghiệp.
Khi mà mua bán hàng trực tuyến ngày một phát triển vì đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm nhiều thời gian cho người tiêu dùng thì nhân viên bán hàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bộ phận làm việc này ra đời như một giải pháp thông minh thực hiện sứ mệnh chăm sóc khách hàng, phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến của khách hàng và đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
-
Mô tả công việc nhân viên telesale
Công việc của một nhân viên telesale là gì? Câu trả lời là tùy vào đặc trưng của mỗi doanh nghiệp mà nhân viên telesale sẽ có những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nghề nghiệp này có các đầu việc như sau:
Nhận database
Nhận database khách hàng từ bộ phận marketing, phân chia và lọc danh sách khách hàng tiềm năng theo khu vực, nhu cầu mua hàng…
Xây dựng nội dung – kịch bản
Xây dựng nội dung là kỹ năng bắt buộc đối với các nhân viên Telesales, bạn không thể thuyết phục khách hàng của mình khi còn chưa nắm rõ hoặc nắm hết các thông tin mà bạn muốn truyền tải. Bên cạnh đó , việc diễn đạt các ý thiếu logic, lủng củng do không chuẩn bị chu đáo sẽ khiến bạn lãng phí thời gian của khách hàng khiến cho kết quả đạt được lại không như mong muốn. Chính vì thế trước khi bắt đầu bất cứ cuộc gọi nào, hãy chuẩn bị càng kỹ lưỡng và càng chi tiết càng tốt.
Tùy theo từng nhu cầu và sỏ thích của khach hàng mà nhân viên telesale có cách tư vấn, thuyết phục khác nhau sao cho khiến khách hàng yêu thích và muốn mua sản phẩm.
Chốt được lịch hẹn gặp với khách
Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng là dịch vụ hoặc các sản phẩm cần phải đến xem trực tiếp, việc đặt được lịch hẹn với khách hàng là một mục tiêu quan trọng và tiến gần đến bước cuối cùng: Chốt sales.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Không chỉ bán hàng, nhân viên telesale giỏi còn cần phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng thông qua các cuộc gọi điện thoại hỏi thăm, chăm sóc và tư vấn thêm các dịch vụ mới để khách hàng luôn trung thành với doanh nghiệp.
Tìm kiếm khách hàng mới
Không chỉ dựa vào các nguồn khách hàng có sẵn cung cấp từ bô phận marketing, nhân viên telesales đôi khi còn được giao nhiệm vụ tự tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kênh online, công cụ tìm kiếm…
Trực và nhận điện thoại từ khách hàng
Với một vài mô hình kinh doanh đặc biệt, nhân viên telesale cần luôn trong tư thế sẵn sàng đảm nhận các cuộc gọi đến của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thông tin, thắc mắc.
Báo cáo công việc và theo dõi tiến độ công việc của mình
Nhân viên telesale cần thường xuyên theo dõi quản lý báo cáo kết quả công việc của mìn để liên tục cải tiến công việc và đảm bảo chỉ tiêu doanh số đề ra. Bên cạnh đó, việc thường xuyên xem xét báo cáo cũng giúp cho nhân viên có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch bán hàng mà mình đang tham gia.
Tố chất để trở thành nhân viên telesale giỏi
Với vai trò và cơ hội nghề nghiệp rộng mở như vậy, nhân viên telesale là một ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Dưới đây là những tố chất để trở thành một nhân viên telesale chuyên nghiệp bạn có thể học hỏi, tham khảo để trang bị cho bản thân nếu muốn bước vào nghề telesale:
1. Tinh thần nhân viên telesale học hỏi cao
Đối với ngành nghề telesale, bạn cần trang bị kiến thức về sản phẩm, nắm chắc mọi thông tin giống như một chuyên gia thực thụ. Chỉ khi nào bạn biết mình đang bán gì, sản phẩm mình bán mang lại điều gì và nó có phải sự lựa chọn thông minh của người tiêu dùng không thì bạn mới có thể tự tin tư vấn, thuyết phục khách hàng. Có một câu nói rất đúng đó là người có tri thức và sự hiểu biết luôn là người tự tin nhất.
Khi đã nắm chắc thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp thì một nhân viên telesale chuyên nghiệp phải là người nhạy bén không quên đối thủ cạnh tranh của mình. Hãy tìm hiểu xem sản phẩm của bạn so với sản phẩm của đối thủ có ưu nhược điểm gì? Dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn và có đối thủ chênh lệch ra sao? Điều gì ở đối thủ mà bạn có thể học hỏi? Ngoài ra bạn có thể đăng ký các khóa học để bồi dưỡng thêm kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ bán hàng vững chắc.
Sự học hỏi, trau dồi kiến thức sẽ bồi dưỡng bạn trở thành một chiến binh bán hàng xuất sắc. Nuôi dưỡng, bổ sung cho bạn sự nhạy cảm trong việc nắm bắt tâm lý, thấu hiểu khách hàng, con mắt tinh tế đánh giá người lạ, điều mà không tự nhiên bạn có được.
2. Sự kiên trì, bền bỉ
Tố chất kiên trì, bền bỉ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với nhân viên telesale chuyên nghiệp. Bạn sẽ không thể trụ được trong nghề dịch vụ nếu bạn không có sự kiên trì nhẫn nại trước mọi việc.
Bạn biết đấy, việc làm chính của bạn là thông qua trò chuyện bằng điện thoại để trao đổi, thuyết phục khách hàng điều này đồng nghĩa với việc khách hàng chỉ mua hàng khi thực sự tin tưởng bạn. Họ không trực tiếp nhìn thấy sản phẩm mà chỉ thông qua những gì bạn cung cấp, thông qua cuộc hội thoại. Hãy thật kiên trì kể cả khi sự tận tình tư vấn của bạn bị khách hàng từ chối thẳng thừng.
Sự kiên trì, bền bỉ chính là việc bạn luôn tâm huyết, nhiệt tình, luôn sẵn sàng phục vụ ngay cả khi khách hàng không cần bạn. Rất có thể họ sẽ quay trở lại mua sản phẩm vì sự phục vụ chân thành, lịch sự của bạn.
3. Kiềm chế cảm xúc
Lựa chọn nghề Telesales, bạn sẽ được tiếp xúc với vô vàn kiểu người khác nhau. Thái độ và cách cư xử của mỗi người sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Không phải bất cứ ai cũng có một thái độ hợp tác hoặc sẵn sàng lắng nghe bạn, đôi khi bị dập máy một cách thô lỗ là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Chính vì thế kỹ năng Telesales mà bạn cần rèn luyện là kiềm chế cảm xúc cá nhân của mình, không để những thứ tiêu cực làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Hãy nghĩ tới mục tiêu tương lai và mong muốn của bạn khi lựa chọn nghề Telesales, việc làm này sẽ giúp bạn có thêm động lực và tinh thần hứng khởi hơn.
4. Tâm tĩnh cơ thể thoải mái
Để đánh giá người nhân viên telesale, một phương pháp là 80% là giọng nói và 20% là trao đổi, hãy tạo cho cơ thể thoải mái, giọng nói truyền tải chính xác, không gò bó, áp chế. Hãy nói chuyện vui vẻ, thân mật, tôn trọng. Thoải mái, làm việc bằng “tâm” là điều quan trọng nhất, khách hàng là thượng đế vì vậy họ hay nổi cáu, nói thẳng thừng thì bạn phải bình tĩnh, giải thích cặn kẽ mới mong thuyết phục được những người mua hàng khó tính.
5. Biết lắng nghe
Telesales bản chất là cuộc đối thoại giữa hai người. Nếu muốn khách hàng lắng nghe mình thì trước hết bạn phải là người biết lắng nghe. Việc lắng nghe và thấu hiểu các vấn đề của khách hàng sẽ giúp bạn kịp thời đưa ra các phương án xử lý tốt nhất, từ đó tạo dựng được mối quan hệ tốt giữa hai bên và chắc chắn khách hàng sẽ có thêm kiên nhẫn cũng như sự tin tưởng để lắng nghe những gì mà bạn nói.
6. Nắm được tâm lý khách hàng
Tinh tế để hiểu được tâm lý của khách hàng là yếu tố quan trọng quyết định bạn có bán được sản phẩm hay không. Chỉ khi bạn hiểu khách hàng muốn gì, rồi từ đó giúp họ giải quyết những vướng mắc và dần dần giải quyết nhu cầu của họ thì bạn mới có thể bán được sản phẩm.
7. Khéo léo đưa ra sự lựa chọn cho khách hàng
Người bán hàng chuyên nghiệp sẽ tìm cách khiến cho khách hàng không thể từ chối bằng phương pháp đưa ra 2 sự lựa chọn tối ưu nhất. Bạn nên hướng khách hàng lựa chọn phương án có lợi nhất cho doanh nghiệp của mình nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho phía người tiêu dùng. Một sự lựa chọn tốt sẽ dọn đường cho thành công của những cuộc gọi tiếp theo đây chắc chắn là cách Telesales hiệu quả nhất.
8. Rèn luyện giọng nói
Nếu bạn là một telesale mới bắt đầu, rèn luyện giọng nói là phương pháp đưa bạn tới gần thành công hơn. Hãy nhờ những người cũ, những đồng nghiệp có kinh nghiệm chia sẻ với bạn để tránh những sai lầm mới vào nghề.
Telesale là công việc có nhiều thử thách nhưng cũng rất thú vị. Nếu bạn là một người có khả năng giao tiếp thì đừng ngại thử sức với công việc này.
9. Tổng kết và đúc rút kinh nghiệm
Khi làm nghề Telesales, sẽ không có bất cứ trường lớp nào dạy bạn phải làm gì với từng khách hàng bởi mỗi người sẽ có những phản xạ khác nhau, bạn không thể nào đoán trước được. Do vậy, sau mỗi một cuộc gọi thì bạn cần tự rút ra bài học và kinh nghiệm cho bản thân, không chỉ từ những cuộc gọi thành công mà ngay cả những cuộc gọi thất bại hoàn bạn cũng cần suy nghĩ tới. Tuyệt đối không lấy khách hàng làm bài test cho khả năng của mình. Với mỗi người bạn chỉ có 1 cơ hội duy nhất, hãy trân trọng và làm hết sức có thể, thành công nhất định sẽ tới!